Tìm hiểu về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Tháng Bảy 2, 2015 5:29 chiều

Tìm hiểu về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Ngày thành lập
Ngày thành lập là ngày 26 tháng 3 năm 1931
Hoàn cảnh ra đời

        Ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 1931 tại Rạch Giá, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng để bàn về công tác thanh niên và đi đến quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách các vấn đề liên quan tới thanh niên (sau gọi là công tác Đoàn) trong các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở Việt Nam xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.
        Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên Việt Nam. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng Việt Nam; đồng thời, phản ánh công lao của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Hồ chủ tịch cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 – 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Tên gọi qua các thời kỳ
Từ 1931 – 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
Từ 1936 – 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
Từ 11/1939 – 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
Từ 5/1941 – 1955: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
Từ 25/10/1955 – 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
Từ 2/1970 – 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Đại hội Đoàn toàn Quốc lần thứ III từ ngày 22/03 đến ngày 25/03/1961 quyết định lấy ngày 26/03 hàng năm làm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.Cơ cấu tổ chức
Theo báo cáo của Đại hội toàn quốc lần thứ VIII Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007) thì tại Việt Nam hiện có khoảng 6,1 triệu Đoàn viên. Theo BBC thì tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất Việt Nam, vào năm 2005 có khoảng 70% thanh niên đang đứng ngoài hàng ngũ Đoàn Thanh niên Cộng sản (khoảng 390.000 Đoàn viên trên tổng số 2,3 triệu người từ độ tuổi 15 đến 35).
Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Đại hội Đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội Đại biểu hoặc Đại hội Đoàn viên ở cấp đó. Giữa hai kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa 2 kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra.

Hệ thống tổ chức của Đoàn được tổ chức từ Trung ương xuống cơ sở.
Cấp cơ sở gồm Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở
Cấp Huyện và tương đương
Cấp Tỉnh và tương đương
Cấp Trung ương
Các Bí thư Trung ương Đoàn hiện nay
(quyền) Bí thư Thứ nhất Trung ương ĐoànNguyễn Đắc Vinh (Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XI);
Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Lâm Phương Thanh;
Bí thư Trung ương Đoàn
Nguyễn Hoàng Hiệp;
Phan Văn Mãi;
Dương Văn An;
Nguyễn Thị Hà.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Theo điều lệ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn là tổ chức của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng.

Các kỳ đại hội toàn quốc

Đại hội lần thứ Thời gian Địa điểm Số đại biểu Số Uỷ viên Ban chấp hành được bầu Bí thư thứ nhất được bầu
I 7/2 – 14/2, 1950 Xã Cao Vân, huyện Đại Từ, Thái Nguyên 400 5 Nguyễn Lam
II 25/10 – 4/11, 1956 Hà Nội 479 30 Nguyễn Lam
III 23/3 – 25/3, 1961 Hà Nội 677 71 Nguyễn Lam. Sau khi Nguyễn Lam chuyển công tác (1962), Vũ Quang được bầu. Sau khi Vũ Quang chuyển công tác (1978), Đặng Quốc Bảo được bầu
IV 20/11 – 22/11, 1980 Hà Nội 623 113 Đặng Quốc Bảo. Sau khi Đặng Quốc Bảo chuyển công tác (1982), Vũ Mão được bầu.
V 27/11 – 30/11, 1987 Hà Nội 750 150 Hà Quang Dự
VI 15/10 – 18/10, 1992 Hà Nội 797 91 Hồ Đức Việt. Sau khi Hồ Đức Việt chuyển công tác (1996), Vũ Trọng Kim được bầu
VII 26/11 – 29/11, 1997 Hà Nội 899 125 Vũ Trọng Kim
VIII 8/12 – 11/12, 2002 Hà Nội 898 134 Hoàng Bình Quân. Sau khi Hoàng Bình Quân chuyển công tác, Đào Ngọc Dung được bầu. Sau khi Đào Ngọc Dung chuyển công tác, Võ Văn Thưởng được bầu.
IX 17/12 – 21/12, 2007 Hà Nội Triệu tập 1034, có mặt 1033 145 Võ Văn Thưởng. Sau khi Võ Văn Thưởng chuyển công tác, Nguyễn Đắc Vinh được bầu.

Thống kê số lượng Đoàn viên
Theo báo cáo của Đại hội toàn quốc lần thứ VIII Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007) thì tại Việt Nam hiện có khoảng 6,1 triệu Đoàn viên.

            Theo BBC, năm 2005 là năm có tỷ lệ thanh niên được kết nạp vào Đoàn và đoàn viên vào Đảng cao nhất từ trước đến nay. Theo đó, năm 2005, toàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh kết nạp hơn 1,1 triệu đoàn viên mới (tăng 7.68% so với năm 2004); 91.997 người được kết nạp Đảng. Nhưng riêng tại TP. HCM, lại có đến 70% thanh niên đang đứng ngoài hàng ngũ Đoàn TNCS. Theo đó, ước tính số thanh niên trong độ tuổi 15 đến 35 ở TP. HCM hiện là 2.3 triệu, nhưng trong đó chỉ có gần 390.700 là đoàn viên TNCS.

Hoạt động

    Khắp các Tỉnh thành, các trường Đại học, các công ty Việt Nam, đều có cơ sở Đoàn. Hằng năm, Đoàn TNCS tổ chức chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh.Mùa hè xanh
Mùa hè xanh là một hoạt động thường niên, do Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức, nhằm hướng sinh viên đến các hoạt động công ích xã hội, như: làm đường, làm cầu, xây nhà tình thương, tham gia xóa mù chữ và xóa mù tin học,… Hoạt động này được đông đảo sinh viên tham gia, và hầu hết các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam đều tham gia.